Hình thành được thái độ khiêm nhường khi giao tiếp là một trong những yếu tố quan trọng nhất để đạt được thành công.
Những mối quan hệ tích cực là điều mà hầu hết chúng đều mong muốn vì mọi người đều có lợi khi có được những mối quan hệ tốt đẹp, những cách tư duy mới và từ đó cuộc sống có nhiều giá trị hơn.
Để hình thành những mối quan hệ tích, điều quan trọng nhất bạn cần làm là rèn luyện cách giao tiếp khiêm nhường cũng như thói quen đặt câu hỏi một cách bao dung, ít thiên vị, ít phán xét người khác nhất có thể. Khi bạn xin ý kiến của người khác, bạn chắc chắn không muốn thao túng họ hay ép họ vào tình thế phải cho bạn một câu trả lời được xã hội chấp nhận rộng rãi. Thứ chúng ta muốn là suy nghĩ thật sự của họ, và cách hỏi của bạn sẽ quyết định bạn có nhận được câu trả lời thật lòng hay không.
Bất kể người bắt đầu cuộc trò chuyện là bạn hay là đối phương đi chăng nữa thì thái độ này cũng vô cùng quan trọng. Ngay cả khi bạn chỉ đang tán gẫu với một người lạ thì tiềm năng để cuộc trò chuyện này phát triển thành một mối quan hệ thật sự lúc nào cũng hiện hữu, miễn là một trong hai người có ý muốn xây dựng cầu nối với đối phương, và tất nhiên giao tiếp khiêm nhường sẽ mang lại một mối quan hệ cực cho cả hai.
Vì sao giao tiếp khiêm nhường lại quan trọng?
Giao tiếp khiêm nhường nói chung hay kỹ năng đặt câu hỏi nói riêng sẽ rất có ích trong ba bối cảnh chính:
- Trong đời sống riêng tư với người thân và trong mọi khía cạnh của đời sống xã hội
- Trong công ty, tổ chức mà bạn tham gia, để bạn xác định nhu cầu hợp tác giữa những đơn vị phụ thuộc lẫn nhau và tạo điều kiện cho họ dễ dàng hợp tác với nhau hơn
- Trong vai trò lãnh đạo hay quản lý, để có thể tạo ra một môi trường với những mối quan hệ đề cao việc giao tiếp cởi mở và tin tưởng lẫn nhau – những yếu tố không thể thiếu để hoàn thành công việc một cách an toàn, hiệu quả.
Những thái độ và cách ứng xử mà mỗi lĩnh vực trên yêu cầu bạn phải có đôi khi sẽ khiến bạn cảm thấy hơi “phản văn hóa”, vì vậy mà chúng có thể cũng sẽ đòi hỏi bạn phải quên đi một số bài học cũ và tiếp thu những bài học mới. Cụ thể hơn, bạn có thể sẽ cần phải mở rộng tầm nhìn và kiến thức của mình thì mới xác định được mình có thể bớt thói quen tuyên bố thẳng thừng và hỏi han khiêm nhường nhiều hơn trong bối cảnh nào, ở thời điểm nào.
Qua đó, trong quyển sách “Giao tiếp khiêm nhường – Thu phục nhân tâm” có viết:
“Hỏi han khiêm nhường là thái độ được hình thành dựa trên tinh thần ham học hỏi, sẵn sàng đón nhận sự thật, và nhận thức rằng chúng ta thường khám phá ra những kiến thức quý giá nhất từ những cuộc đối thoại và những mối quan hệ – nơi ta học được cách lắng nghe lẫn nhau, đáp lại nhau một cách hợp tình hợp lý để cùng nhau hiểu được tình thế, thay vì cứ tranh cãi cho đến khi một bên phải “quy phục”.
Sách “Giao tiếp khiêm nhường – Thu phục nhân tâm” sẽ giúp được gì trong giao tiếp hằng ngày?
Trong những chương đầu tiên, quyển sách này sẽ giải thích cặn kẽ về ý nghĩa thật sự của phương pháp hỏi han khiêm nhường trong cuộc sống thực tế hằng ngày. Tiếp theo, quyển sách sẽ nhấn mạnh ý nghĩa của phương pháp này bằng cách so sánh hỏi han khiêm nhường với những hình thức đặt câu hỏi khác thường được áp dụng bởi các huấn luyện viên và những người mang trách nhiệm giúp đỡ người khác.
Quyển sách “Giao tiếp khiêm nhường – Thu phục nhân tâm” sẽ đào sâu vào những câu hỏi như: Những yếu tố văn hóa, xã hội và tâm lý nào đang cản trở chúng ta đón nhận và sử dụng phương pháp này? Nếu muốn hỏi han khiêm nhường thành công thì chúng ta phải quên đi những bài học nào và học lại những bài học nào? Nó cũng thảo luận về những tác động thường trực của văn hóa lên chúng ta, cũng như sẽ chứng minh cách mà văn hóa ngầm khuyến khích ta phát biểu ý kiến và cản trở việc hỏi han khiêm nhường.
Từ đó, quyển sách này cũng nói về những tương tác xã hội đang ngầm diễn ra trong những cuộc hội thoại của chúng ta, và phân tích kỹ hơn về những gì diễn ra trong nội tâm của chúng ta trong khoảng thời gian ngắn ngủi từ lúc quan sát sự việc đến lúc phản ứng lại.
Quyển sách “Giao tiếp khiêm nhường – Thu phục nhân tâm” chắc chắn sẽ kích thích trí tò mò của bạn và hướng dẫn bạn bắt đầu hành trình ứng dụng phương pháp hỏi han khiêm nhường. Mỗi người chúng ta sẽ có cách ứng dụng phương pháp hỏi han khiêm nhường khác nhau vì nó không có một công thức cụ thể nào. Vì thế, hãy bắt đầu hành trình rèn luyện kỹ năng giao tiếp khiêm nhường để có những mối quan hệ tốt đẹp hơn từ quyển sách này.
Hoa Vy