Sự xuất hiện của “Làn sóng thứ 5 – Giáo dục khai phóng kiểu Mỹ” được coi như một đề xuất tái cấu trúc giáo dục đại học ở Mỹ và các nước trên thế giới.
Làn sóng thứ 5 – Giáo dục khai phóng kiểu Mỹ
Làn sóng thứ 5 chào đón sự đa dạng về thiết chế, từ giới học thuật, doanh nghiệp, cơ quan chính phủ, phòng thí nghiệm đến các tổ chức xã hội dân sự trong nước và quốc tế, và do đó bao gồm nhiều mô hình tổ chức khác nhau. Nhưng với vai trò dẫn dắt trong việc sáng tạo và truyền bá tri thức, các trường nghiên cứu công lập chắc chắn vẫn là những trụ cột cơ bản trong mạng lưới Làn sóng thứ Năm.
Trong quyển sách textbook Làn sóng thứ 5 – Giáo dục khai phóng kiểu Mỹ (THE FIFTH WAVE: The Evolution of American Higher Education) của tác giả Michael M. Crow và William B. Dabars có viết rất chi tiết về sự xuất hiện của Làn sóng thứ Năm. Trong đó có mô hình liên minh các Trường đại học Hoa Kỳ Mới. Làn sóng thứ 5 – Giáo dục khai phóng kiểu Mỹ chỉ đơn giản là Đại học Hoa Kỳ Mới mở rộng. Và nguyên mẫu cho cả hai chính là Đại học Bang Arizona (ASU).
Mô hình Đại học Hoa Kỳ Mới định nghĩa lại đại học nghiên cứu Hoa Kỳ như là một doanh nghiệp tri thức phức hợp và thích nghi toàn diện, với cam kết khoa học, sáng tạo và đổi mới, dễ tiếp cận với càng nhiều đối tượng sinh viên càng tốt, cả về địa vị kinh tế xã hội cũng như về trí tuệ, đồng thời trực tiếp đáp ứng nhu cầu của đất nước và xã hội nói chung.
Mô hình này giúp bổ sung tính dễ tiếp cận cho một nền tảng học thuật kết hợp nghiên cứu và giảng dạy, tính bao trùm cho khu vực dân số gồm nhiều thành phần kinh tế xã hội đa dạng trong khu vực và trên cả nước, và thông qua phổ rộng các hoạt động và chức năng của nó, một sự cam kết về thiết chế cho mục tiêu tối đa hóa tác động xã hội tương xứng với quy mô đào tạo và nhu cầu của đất nước.
Mục tiêu của mô hình Đại học Hoa Kỳ Mới
Mục tiêu của mô hình mới không chỉ là tạo ra tri thức và đổi mới sáng tạo mà còn tạo ra những người học chủ động và thích nghi, có khả năng tích hợp kiến thức ở nhiều lĩnh vực liên quan, thường xuyên bồi dưỡng để đáp ứng nhu cầu và thay đổi trong lực lượng lao động không ngừng biến động của nền kinh tế tri thức vốn dựa trên sự đổi mới liên tục.
Đại học Bang Arizona sau khi được định nghĩa lại hoàn toàn đã trở thành nguyên mẫu cho mô hình Đại học Hoa Kỳ Mới. Đó là quá trình được thúc đẩy bởi mối quan tâm toàn diện về cơ hội tiếp cận nền giáo dục chất lượng cao, đặc biệt để đáp lại các xu hướng nhân khẩu học.
Để khôi phục lại tác động xã hội còn ở dạng tiềm ẩn trong nền giáo dục đại học công của Hoa Kỳ, ASU đã làm mới lại những ý đồ và tham vọng của họ trước đây về một mô hình đại học nghiên cứu công lập, mà theo lý tưởng của Đạo luật Morrill, cố gắng mang đến cơ hội tiếp cận cho mọi người và cam kết phục vụ xã hội.
Mô hình mới sẽ dựa trên di sản này để từ đó mở rộng quy mô đào tạo, thúc đẩy tính đa dạng, và trao cơ hội tiếp cận môi trường học thuật chất lượng cao cho nhiều đối tượng sinh viên đại diện cho mọi khu vực nhân khẩu học, trong đó có một phần không nhỏ sinh viên xuất thân từ nhóm yếu thế, hoặc thuộc những gia đình lần đầu tiên có người học bậc đại học.
Hoa Vy